Quản
trò là trung tâm và là sự thành công hay thất bại của một buổi sinh hoạt, một
đêm lửa trại hoặc là một buổi gặp gỡ, giao lưu. Do đó nhiệm vụ của người quản
trò là tạo một bầu khí sôi động, hoạt náo, vui tươi, lôi cuốn . . . Người quản
trò là người quyết định mọi chương trình và sẵn sàng can thiệp không để cho bầu
khí bị loãng hoặc bị động.
Vì thế, là huynh trưởng, các bạn cần trang bị cho mình
khả năng này, sự nhanh nhẹn, nhạy bén và còn can đảm nữa. Tránh trường hợp lúng
túng hay mất bình tĩnh trước đám đông đang chờ các bạn điều khiển.
I. Cách
ra một trò chơi :
1.
Giải thích luật chơi rõ ràng, kèm
theo cử chỉ diễn tả.
2.
Trình bày theo thứ tự hợp lý, dễ
hiểu.
3.
Cho chơi (thực
hành) nháp nếu trò chơi khó, ôn lại trước khi chơi thật.
4.
Ngừng
cuộc chơi trước khi mọi người chán, mệt.
5.
Đánh giá – kết quả – nhận xét ưu
khuyết điểm – rút ra bài học.
II. Bốn
điều cần thiết cho người quản tro :
1. Có
vốn liếng :
Biết rõ luật chơi và cách chơi.
Có sẵn nhiều trò chơi dự trữ “
trong túi” (không để bị cạn).
Chọn lọc trò chơi, tránh những
trò chơi :
·
Gây oán thù.
·
Tay chân bất nhã.
·
Chế diễu.
·
May rủi.
2. Giọng
nói và khuôn mặt :
a-
Giọng nói
:
Ngắn gọn, dễ hiểu, khẩu lệnh dứt
khoát.
Vui vẻ mà nghiêm minh.
b-
Khuôn mặt
:
Tươi tỉnh, cởi mở.
Tránh để lộ
sự nóng nảy, sốt ruột, nản lòng hay nạt nộ gay gắt.
3.
Cử chỉ – dáng
điệu :
Kết hợp với giọng nói sao cho có
duyên, gần gủi với người chơi.
Tránh cử chỉ thừa, vụng về gây
mất tự chủ.
4.
Để ý – quan
sát :
Số lượng người chơi để có trò
chơi phù hợp.
Đối tượng được chơi : Lứa tuổi –
Phái tính – Trình độ.
Bầu khí – sân bải – khu vực chơi
– an toàn . . .
Y phục – vật dụng – khí tài . . .
III. Đúc
kết của người quản trò :
Sau khi
trò chơi kết thúc, người quản trò nên cho
người chơi biết sự đánh giá của mình về trò chơi vừa rồi, những gì cần bổ
xung cho lần chơi sau, khen thưởng và khuyến khích các đội thắng, thua. Nhưng
điều quan trọng nhất là cho biết trò chơi vừa qua đã giúp cho mọi người lợi ích
về khía cạnh nào ? Điều đó giúp cho người chơi biết rằng mình chơi nhưng mình
đang học, và học trong các trò chơi.
Đa
phần, các quản trò thường cho chơi đến phút cuối cùng và thường không rút ra
được điều gì cho các em nhỏ, từ đó các em nhỏ
chỉ cho đó là trò chơi đơn thuần, thích thì chơi, không thích thì thôi,
không có sự cố gắng tham gia( chỉ là chơi, và các anh chị không quan tâm các em
có thích hay không?) dó đó là người quản trò, các em cố gắng dùng mọi cách (áp
dụng trò chơi) và phân tích cho các em nhỏ thấy được rằng mình đang học những
điều cần thiết chính trong cuộc sống của mình. Ví dụ như :
Trò
chơi vận động : Thư giản, bảo vệ sức khoẻ, tập phản
ứng nhanh trước mọi tình huống, chí quyết thắng, kiên cường . . .
Trò
chơi đấu trí : Luyện tập trí óc, phán đoán chính
xác, thư giản . . .
Trò
chơi lớn : Tập tính đoàn kết, tinh thần yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau, tính kỹ luật, vâng phục cấp chỉ huy, vận dụng tổng
hợp . . .
Qua các ví dụ trên cho các trưởng thấy, trò chơi mà
người quản trò đưa ra không còn đơn thuần là trò chơi nữa mà là một phương cách
giáo dục, nhằm huấn luyện hoặc ôn tập những kỹ năng đã được học. Do đó các
trưởng phải soạn thảo hoặc hiểu thật rõ nội dung của trò chơi mà mình đưa ra
trước khi cho chơi và nhớ đúc kết trò chơi cho thật hoàn hảo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét